Thursday, January 16, 2014

Tại sao doanh nghiệp cần một THƯƠNG HIỆU?



Để khởi đầu một thương hiệu trong một thị trường đã bị chi phối bởi những tập đoàn lớn phải tốn một lượng tiền tương đối lớn. Những tập đoàn này giống như những võ sĩ Sumo thi nhau đốn ngã đối phương trên sàn đấu. Sự cạnh tranh duy nhất của họ là cạnh tranh lẫn nhau. Và cố nhiên, nhận thức thông thường về thương hiệu đã phản ánh sự trì trệ này. Ý tưởng thương hiệu cần phải được xây dựng trong một thời gian dài, và càng khẳng định được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng càng tốt. Một lý thuyết được gọi là “nguy cơ kép” cho rằng: thương hiệu có thị phần lớn không chỉ được nhiều người tiêu dùng mua hơn mà còn được những khách hàng trung thành mua thường xuyên. Nói cách khác, người ta cho rằng mọi lợi thế đều thuộc về các công ty đã có thương hiệu sẵn. Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng thương hiệu là bền vững. Thương hiệu số 1 sẽ mãi là số 1, dù có thế nào đi nữa.

Hoàn toàn sai khi xem xét ý tưởng cho rằng mọi lợi thế thuộc về những thương hiệu sẵn có dưới góc nhìn của thị trường ngày nay. Những thương hiệu có một thời được xem là vô địch như Sears, AT&T, US Post Office, và mạng lưới truyền hình “Ba lớn – Big Three” hiện chỉ là những cái bóng của chính mình trước đây. Những tên tuổi mới đã chiếm lĩnh vị trí của chúng trong nhận thức của người tiêu dùng Mỹ: Tập đoàn Gap, Home Depot, Sprint, FedEx, CNBC và mạng lưới ngân hàng thế giới WB. Toàn cảnh kinh doanh giờ đây giống hàng loạt những trận động đất. Nó giống như đỉnh Everest đã sụp đổ và những công ty mới khởi sự ngày càng hiểu vị trí quan trọng của người tiêu dùng, tưởng như không có vị trí này đang tìm lại chỗ dứng của mình. Mỗi tuần, một thương hiệu lớn khác của Mỹ lại tỉnh dậy từ giấc ngủ Rip Van Winkle – một giấc ngủ sâu – để rồi nhận ra rằng những khởi sự mới kia đang làm rung chuyển mặt đất dưới chân mình. Và nhịp độ thay đổi một nhanh thêm: Các công ty như eBay và Amazon.com mấy năm trước còn chưa được biết đến thì nay đã trở thành những thương hiệu vượt trội trong lĩnh vực của mình.



Vậy tại sao phải là một thương hiệu? Tại sao phải xây dựng một thương hiệu? Bởi người tiêu dùng ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn, chẳng có lý do gì bắt họ phải mua một thứ mà không khiến họ cảm thấy thích thú. Các thương hiệu mạnh đơn giản là hấp dẫn hơn, vì vậy tốt nhất bạn phải trở thành một thương hiệu mạnh nếu muốn cạnh tranh.

Có một thực tế đang diễn ra là, ngày nay, chúng ta không xem các trận đấu sumo nữa. Thay vào đó, thị trường giống cảnh hội chợ trong phim Raiders of the Lost Ark (Cuộc truy tìm chiếc rương thánh tích). Trong phim, gã cao lớn dữ tợn mặc đồ đen, khua khua lưỡi kiếm. Hắn nghĩ mình vô địch cho đến khi Harrison Ford rút súng ra và bắn chết hắn. Người chiến thắng không còn là người to lớn nhất mà phải là người nhanh và khôn ngoan nhất, làm chủ công nghệ mới tốt nhất để tiếp xúc với khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn nhất, đem lại những giá trị lâu bền cùng thời gian cho doanh nghiệp của mình.






SMS brandname đang là một xu thế “hot” của tương lai bởi lẽ nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần và đủ trên đối với một chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. SMS brandname đang thổi một luồng gió mới vào thị trường cạnh tranh khốc liệt này, từng bước từng bước leo lên ngang hàng với các phương pháp quảng cáo truyền thống và đắt đỏ. Điểm ưu việt nổi trội của loại hình marketing này là chỉ với chi phí thấp, cách sử dụng đơn giản, dịch vụ này vẫn có thể tiếp cận với các khách hàng mục tiêu với số lượng lớn, trong thời gian ngắn nhất và giúp họ ghi nhớ thương hiệu nhanh nhất. Chính việc gửi tin thông báo về các chương trình, sự kiện của công ty, khuyến mãi hấp dẫn vào các dịp đặc biệt cũng như chúc mừng khách hàng trong dịp sinh nhật, lễ tết… SMS Brandname đã đem đến những hiệu quả to lớn trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu đối với khách hàng mới và khắc sâu hình ảnh, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp trong lòng khách hàng cũ. 

TRUONG LE NGOC NU
SMS Super Advisor
Telephone:  09 0304 1350
Phone:  08 7303 7399 Ext: 1540
Email: nu.tln[at]fibo.vn
Yahoo: truonglengocnu
Skype: truonglengocnu

No comments:

Post a Comment